Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện
nay cho thấy mỗi người dân chúng ta phải chung tay, khắc phục hậu quả ô nhiễm
và đề ra các giải pháp ngăn chặn hiệu quả.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay
Mặc dù, hiện nay các cơ quan chức năng và các tổ chức
chuyên môn đã nâng cao công tác bảo vệ, cải thiện các vấn đề do ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, nhìn nhận từ tình trạng chung, các vấn nạn ô nhiễm, nhất là ô nhiễm
môi trường nước vẫn chưa giảm. Chúng ta vẫn đang đối mặt với nhiều hậu quả
nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường gây ra.
Ô nhiễm môi trường nước được khoanh vùng ở hai khu vực
chính là khu vực thành thị và nông thôn. Tại các khu đô thị, nơi tập trung nhiều
nhà máy, khu công nghiệp, nguồn nước thường bị nhiễm các chất độc hại, các kim
loại nặng, màu công nghiệp,... do các hoạt động sản xuất xả ra. Cụ thể ngành công
nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có:
- Độ pH trung bình từ 9-11
- Nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần mức cho phép
Hiện nay, hai khu vực tập trung ô nhiễm nhiều nhất
là Hà Nội và TPHCM. Các hồ tại Hà Nội hay kênh rạch TPHCM thường xuyên phủ một
màu đen, bốc mùi hôi khó chịu, cá tôm chết hàng loạt. Sở dĩ có tình trạng này xảy
ra là do dân số tập trung đông, các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa được
đầu tư đúng mức, dẫn đến nước thải ra môi trường không đảm bảo chuẩn. Ngoài ra,
việc tập trung lượng lớn các nhà máy, khu công nghiệp cũng là nguyên nhân lớn dẫn
đến nguồn nước bị ô nhiễm. Không chỉ nước mặt mà nguồn nước ngầm cũng đang bị
đe dọa nghiêm trọng.
Tại các khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là những tác nhân chủ yếu dẫn đến nguồn nước bị ô
nhiễm.
Đa phần người dân sống ở nông thôn thường có thói
quen xả thẳng các nguồn nước thải trong sinh hoạt hay chăn nuôi ra ao hồ, kênh
rạch,... làm cho nước bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ, thúc đẩy vi khuẩn có hại
phát triển.
Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
cũng theo các dòng chảy vào nguồn nước, làm nước nhiễm độc, ảnh hưởng nặng nề đến
sức khỏe con người. Chưa kể, mặt trái của hoạt động nuôi trồng thủy hải sản
chính là làm phát sinh lượng lớn thức ăn dư thừa, các chế phẩm hóa học lắng xuống
đáy ao, hồ, lòng sông. Điều này làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và
xuất hiện một số tảo độc.
Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước
Để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nguồn nước, công ty môi trường Bách Khoa tại TPHCM đề xuất các biện pháp sau:
- Cần phải thiết kế lại thống cấp thoát nước hiệu quả cho các khu đô thị, các khu tập trung nuôi trồng thủy sản
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở, khu công nghiệp để đảm bảo chất lượng nguồn nước trước khi xả ra môi trường tiếp nhận
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm xả thải
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người dân.
Bài viết đã trình bày các thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng, bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho lĩnh
vực mình đang tìm kiếm.