Tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên mức báo động

Nhìn chung, tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên mức báo động, chúng ta đang đối mặt với các vấn đề như ô nhiễm đất đất, tài nguyên rừng bị suy thoái, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và vấn đề quản lý chất thải rắn.

Tại sao tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam lại nằm ở mức báo động cao?

Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi các nguồn tài nguyên biển, rừng dồi dào. Thế nhưng, các hoạt khai thác không đi liền với bảo vệ và tái tạo, vì vậy tài nguyên ngày càng suy giảm, các vấn nạn ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng hơn.
Theo đánh giá, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường hàng đầu sau:

1. Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch suy giảm
Chúng ta đang bị mất cân bằng trong việc cung cấp nước sạch tại các khu vực đô thị và vùng nông thôn. Các thành phố lớn như HCM và Hà Nội đều được cung cấp nước sạch nhưng các thành phố nhỏ hơn chỉ 60% dân có nước sạch sử dụng. Tỷ lệ này tiếp tục chêch lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị. Hiện nay, các khu vực nông thôn chỉ có 10% dân số được cấp nước bằng đường ống.

Tình trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm ngày càng tăng cao do hoạt động xả rác bừa bãi, nước bị nhiễm phèn mặn, chất độc, phân bón bảo vệ thực vật,... Chính điều này đã dẫn đến tỷ lệ người mắc các chứng bệnh liên quan đến vấn đề môi trường như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng tăng mạnh. Theo thống kê của WHO, năm 2009 cả nước có 296.000 ca tiêu chảy, 5938 trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến vệ sinh môi trường.

Tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên mức báo động


2. Ô nhiễm đất và không khí ngày càng nghiêm trọng
Tình trạng rác thải sinh hoạt, công nghiệp tăng cao nhưng chưa có biện pháp xử lý hiệu quả đã dẫn đến tài nguyên đất bị ô nhiễm. Hiện tại dân số Việt Nam đã vượt qua con số 90 triệu người và vẫn tiếp tục tăng, điều này đã gây sức ép không nhỏ cho môi trường. Trong khi rừng ngày càng suy giảm diện tích vì bị khai thác trái phép thì lượng khói bụi, khí thải từ phương tiện xe cộ hay nhà máy sản xuất tăng chóng mặt. Điều này đã làm chất lượng không khí suy giảm (nhất là các khu đô thị lớn).

3. Môi trường biển và ven bờ bị tàn phá nặng nề
Mặc dù Việt Nam có bờ biển dài và đa dạng sinh học nhưng cũng đang gánh chịu những hậu quả nặng nề từ hành động vô ý thức của con người. Nhiều cơ sở sản xuất đã xem nhẹ ảnh hưởng môi trường, xả chất thải vô tội vạ xuống lòng đại dương. Kết quả, hàng loạt bờ biển miền Trung lâm vào cảnh ô nhiễm nặng nề, hệ sinh thái bị phá hủy, sinh vật chết hàng loạt, chất độc hại trong nước biển tăng cao. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, để phục hồi lại như cũ chúng phải mất ít nhất đến vài chục năm.
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm biển còn do các sự cố tràn hóa chất, tràn dầu hay chất độc hại trong quá trình vận chuyển.

Từ những thực trạng này, chúng ta có thể đánh giá tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên mức báo động. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ các cấp lãnh đạo, các tổ chức chuyên môn và mỗi người dân cần phải chung tay thực hiện các biện pháp cải tạo, khắc phục hậu quả để trả lại môi trường trong sạch.

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 chức năng của môi trường

Môi trường gieo hạt lan

Các thuật ngữ ô nhiễm môi trường nước bằng tiếng Anh