Môi trường học tập của học sinh THPT

Giới thiệu khái niệm và các loại môi trường học tập của học sinh THPT chuẩn nhất, giúp các bậc phụ huynh và giáo viên có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Các loại môi trường học tập của học sinh THPT chuẩn nhất

Bậc THPT là giai đoạn quan trọng, đánh dấu bước ngoặc thay đổi lớn trong cuộc đời học tập của mỗi em học sinh. Chính vì vậy, xây dựng một môi trường học tập tốt nhất sẽ giúp cho các em bồi dưỡng bản thân, cả về tri thức và tâm hồn lẫn thể chất. Là phụ huynh hay giáo viên trực tiếp giảng dạy cho các em, có lẽ bạn đang băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để xây dựng môi trường học tập tối ưu nhất cho đàn em của mình. Thực ra, môi trường học tập lý tưởng nhất chính là một môi trường bao gồm các yếu tố sau:

Môi trường vật chất: Không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí… Các yếu tố này phải đáp ứng điều kiện cơ bản nhất, và nếu được trang bị hiện đại thì càng hoàn hảo.

Môi trường tinh thần: Là tổng hòa mối quan hệ giữa thầy trò, giữa học sinh-học sinh, nhà trường - gia đình và xã hội. Môi trường này phải tạo được sự hứng khởi, tạo động cơ học tập và sống đẹp cho các em.

Môi trường học tập không thể nào chỉ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh mà nó là cả một vòng tròn với các điểm nối đa dạng. Nhìn chung, các điểm quan trọng trong vòng kết nối này chính là nhà trường, gia đình, xã hội và học sinh chính là trung tâm.


(Ảnh sưu tầm Công ty môi trường TPHCM)

Các loại môi trường học tập quan trọng nhất cho học sinh THPT
Nghiên cứu của các nhà sư phạm học cho thấy, môi trường học tập của học sinh có thể bao gồm trong các môi trường cụ thể như sau:

1. Môi trường học tập trong nhà trường
Môi trường giáo dục này đảm nhận vai trò chính là bồi dưỡng phẩn chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, tương ứng với yêu cầu của các bậc học, cấp học phù hợp với trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.
Trong môi trường này, các em sẽ tạo nên sự gắn kết với các mối quan hệ giao lưu như thầy trò, bạn bè cùng lứa tuổi, cộng đồng, được tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trình xã hội hoá cá nhân phong phú, toàn diện hơn.

2. Môi trường gia đình
Gia đình là cái nuôi dưỡng và hình thành nhân cách, góp phần bồi dưỡng thế giới tâm hồn cho các em. Môi trường này cũng chính là cái nôi giáo dục và sẽ là môi trường giáo dục theo các em suốt cả cuộc đời. Thế mạnh của môi trường gia đình là tình yêu thương, sự quan tâm châm sóc, chính điều đó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn và rào cản của cuộc sống, lao động và học tập.

3. Môi trường xã hội
Đây là môi trường học tập rộng lớn và đa dạng hơn hẳn. Quá trình giáo dục sẽ được thể hiện qua các hoạt động của các tổ chức, các nhóm xã hội.  Thông qua các quy ước ngầm của xã hội, các em sẽ học hỏi được nhiều hơn, tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách (tự giác và tự phát).

Nhìn chung, một môi trường học tập chuẩn nhất cho học sinh THPT phải có sự hỗ trợ, gắn kết chặt chẽ từ 3 loại môi trường kể trên. Có như vậy, các em học sinh mới hoàn thiện được bản thân, phải triển toàn diện và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 chức năng của môi trường

Môi trường gieo hạt lan

Các thuật ngữ ô nhiễm môi trường nước bằng tiếng Anh